Nhiều người cứ “tiện mồm” khấn với tư tưởng trần sao âm vậy, thế nhưng, sự thực nếu muốn Thần Tài phát huy tác dụng trước tiên bạn phải khấn đúng bài đã. Dưới đây là gợi ý của thầy phong thủy khi khấn thần Tài.
Khấn thần Tài như thế nào vào buổi sáng sớm?Thần Tài và Thổ Địa được coi là hai vị thần cai quản tài lộc, tiền bạc, sự may mắn, làm ăn thuận lợi của gia chủ. Chính vì vậy mà hầu như nhà nào kinh doanh cũng lập bàn thờ Thần Tài.
Nhưng đâu phải chỉ vào ngày rằm, mùng 1, mùng 10 vía Thần Tài mới cần thắp hương, một khi đã lập bàn thờ bạn phải thắp hương mỗi sáng để xin lộc. Nhiều gia đình có bàn thờ Thần Tài nhưng không hiểu rõ nên vô tình bỏ qua rất nhiều “lộc lá”.
Từ giờ, mỗi khi mở hàng buổi sáng bạn nên lẩm bẩm nhỏ bài khấn cực linh nghiệm dưới đây để cầu xin sức khỏe, may mắn, phát tài cho mình nhé.
Văn khấn Thần Tài sáng mai, mở hàng
Lạy Thành Hoàng bản cảnh, Ông Địa – Thần Tài, ông chủ gia bà chủ đất, các phần hương linh khuất mặt khuất mày, các vị Tiền chủ Hậu chủ.
Con tên là……….. niên canh……….., ……….tuổi.
Ở tại ngôi gia, số…….. đường……… quận……… tỉnh (thành)………… Việt Nam quốc.
Khấu xin Thành Hoàng bản địa, Ông Địa – Thần Tài chứng minh cho lòng thành tâm khấn vái, xin chư vị cho con được ………………….. (lời khấn để xin điều gì đó).
Mọi việc vuông tròn, con xin được hậu tạ………… (hứa hẹn tạ lễ).
Con xin Thành Hoàng bản địa, Ông Địa – Thần Tài, ông chủ gia bà chủ đất, các phần hương linh, chư vị Tiền chủ Hậu chủ chứng giám cho lòng thành khấn vái. Kính bái.
Khấn xong, vái hay lạy ba cái.
Làm gì để đánh thức thần Tài?
– Thường ngày nên đốt hương mỗi sáng từ 6 – 7h và chiều tối từ 18h – 19h. Thay nước uống khi đốt hương, thay nước trong lọ hoa và thờ nải chuối chín vàng.
– Người kinh doanh nên cúng ở địa điểm kinh doanh; Lễ ở nhà riêng không nên đặt mâm cúng ngoài cửa, ở sân. Đồ lễ đơn giản.
– Gạo, muối thì cất lại dùng cho có lộc, không được vãi ra ngoài.
– Vàng, bạc đại đốt ở ngoài.
– Rượu hay nước thì đứng ngoài cửa tưới vào nhà, có ý nghĩa là đem lộc vào.
– Tránh để các con vật chó mèo quậy phá làm ô uế bàn thờ Thần Tài.
– Hàng tháng thường lau bàn thờ, tắm cho Thần Tài vào ngày cuối tháng và ngày 14 âm lịch với nước lá bưởi, hay rượu pha nước. Khăn lau và tắm cho Thần Tài không được dùng vào việc khác.
(Bài viết chỉ mang tính tham khảo)